KHẮC PHỤC LỖ HỔNG QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN, CHỐNG THẤT THOÁT TÀI NGUYÊN QUỐC GIA
Phân cấp quản lý về khoáng sản còn nhiều "lỗ hổng", nhiều cơ quan tham gia, nhưng thiếu cơ chế phối hợp nên quản lý kém hiệu quả. Chính từ những hạn chế này, nhiều tài nguyên khoáng sản bị thất thoát, ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản
Đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Lực lượng Công an lập biên bản về hành vi khai thác khoáng sản trái phép đối với Trần Văn Bảy, là chủ điểm khai thác khoảng sản trên.
Đầu tiên, tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khoáng sản.
Đặc biệt, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý khoáng sản phải chủ động nắm chắc tình hình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, bảo đảm an ninh, trật tự.
Ngoài ra, nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý để mọi hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản phải được phát hiện sớm, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, bảo đảm an toàn lao động. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thuế. Đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, phí; khai thác khi chưa hoàn thành thủ tục, khai thác vượt công suất, khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra khai thác khoáng sản
Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác cấp phép, quản lý, khai thác khoáng sản, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII cũng đã thống nhất ban hành Nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề về "Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi cho biết, việc duy trì giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh trong lĩnh vực khoáng sản tại một địa phương như tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết, được dư luận hết sức quan tâm.
Việc giám sát nhằm đánh giá những kết quả đạt được; các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021, từ đó kiến nghị, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Liên quan đến việc này, vào tháng 2/2023, UBND tỉnh Nghệ An cũng ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương xác định rõ nhiệm vụ chủ trì và nhiệm vụ phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, làm cơ sở để thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế và nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Chiều 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.