Vì sao dân TĐC vùng lũ quét, sạt lở đất chưa nhận đủ hỗ trợ?
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết, thời điểm hiện tại, thực hiện đề án sắp xếp dân cư sống tại các khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất,
Các hộ dân ở huyện Quan Hóa chưa nhận đủ tiền hỗ trợ di dời từ khu vực lũ quét, sạt lở đất đến khu tái định cư mới.
Giống như ông Thánh, hộ gia đình ông Hà Văn Hằng được nhà nước cấp đất, di chuyển nhà sàn về ở tại khu TĐC bản Lở. Hiện tại, hộ ông Hằng mới nhận được 40/50 triệu đồng tiền hỗ trợ di dời nhà cửa.
Nói về nguyên nhân chậm tiền hỗ trợ di dời nhà cửa, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (kiêm Trưởng ban dân vận Tỉnh ủy) cho biết, sau trận lũ quét ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (tháng 8/2019) khiến hàng chục người dân bị chết và mất tích, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, Tái định cư dân vùng nguy cơ sạt lở đất ở Thanh Hóa-Bài 1: Thoát nỗi lo "núi đè, lũ quét"ĐỌC NGAY
Theo bà Thủy, để kêu gọi, vận động xã hội hóa cần có chủ trương, kế hoạch và lộ trình thực hiện. Dự kiến, để thực hiện đề án này cần phải huy động số tiền xã hội hóa hơn 20 tỷ đồng. Quỹ của MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa hiện không có số tiền lớn như vậy.
Chưa kể, giai đoạn này, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung ưu tiên kêu gọi vận động xã hội hóa để phòng chống dịch Covid-19. Từ đó, dẫn tới việc các hộ thuộc giai đoạn 1 đề án bố trí, sắp xếp dân cư từ vùng nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét, lũ ống mới chỉ nhận được tiền hỗ trợ di chuyển nhà cửa từ nguồn ngân sách nhà nước, chưa được nhận một phần hỗ trợ từ nguồn kêu gọi xã hội hóa thông qua MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.
Cũng theo Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, vận động xã hội hóa không chỉ là tiền, mà còn là ngày công, nguyên vật liệu.
Tiến hành rà soát, lập danh sách các hộ khó khăn "vướng mắc"
Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa thông tin, ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU về cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn năm 2024-2025.
Theo chỉ thị này, đối tượng hộ dân sống tại vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét, lũ ống chuyển đến khu TĐC mới là đối tượng được ưu tiên hỗ trợ đầu tiên.
Vì vậy, sau khi Chỉ thị 22-CT/TU có hiệu lực, MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã chuyển hơn 11 tỷ đồng cho 9 huyện miền núi để thực hiện hỗ trợ cho 301 hộ dân sống ở vùng nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét phải chuyển đến nơi TĐC mới.
Theo Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Chỉ thị 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa không có điều khoản hồi tố, chỉ được hỗ trợ cho các hộ dân kể từ ngày văn bản có hiệu lực trở về sau (30/3/2024).
Tuy nhiên, một số hộ dân của giai đoạn 1 thuộc đề án sắp xếp dân cư tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện từ trước đó. Ban chỉ đạo thực hiện đề án đang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiến hành rà soát kết quả thực hiện, lập danh sách các hộ dân và khó khăn vướng mắc. Từ đó, Ban chỉ đạo thực hiện đề án sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho chủ trương, huy động nguồn xã hội hóa hỗ trợ cho người dân.
"Nhà thì bà con đã làm, đã di dời và ổn định tại nơi ở mới và thực hiện theo đề án của tỉnh. Để không thiệt thòi cho người dân và tránh trường hợp làm sau được hỗ trợ, làm trước thì không (PV – hỗ trợ ngoài ngân sách bằng nguồn xã hội hóa), chúng tôi đang phối hợp với UBND tỉnh tiến hành rà soát quá trình thực hiện, tổng hợp danh sách để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin chủ trương, tìm phương án kêu gọi xã hội hóa hỗ trợ", bà Phạm Thị Thanh Thủy cho biết thêm.