Tổng thu nhập 26 triệu, tiêu xài không dư đồng nào
Trong nhiều gia đình, có những cặp vợ chồng phải gánh chi tiêu cho 5-6 người, bao gồm 2 vợ chồng, bố mẹ già và con nhỏ. Nhà càng đông người, chi phí chi tiêu lại càng tăng. Đôi khi dù cố muốn vén lắm, nhưng vẫn rất khó để cuộc sống vừa tiết kiệm mà không bị kham khổ.
Như mới đây, một người vợ tâm sự 2 vợ chồng thu nhập 13 triệu/tháng, tổng thu nhập 26 triệu. Nhưng số tiền chi mỗi tháng cũng gần hết 26 triệu luôn rồi, nên cô muốn xin lời khuyên của cộng đồng mạng.
"Các bạn có thể chỉ mình cách thu vén khéo hơn được không. Chứ mình dở quá. Làm hoài mà không dư được" - người vợ cho hay.
Đính kèm với dòng tâm sự, người vợ cũng liệt kê những thứ cần chi tiêu trong gia đình:
- "Giúp việc: 3,5 triệu (Làm buổi sáng và ăn 1 buổi)
- Tiền học cho con: 4 triệu (học phí và ăn bán trú cho bé 2 tuổi và 5 tuổi)
- Điện: 1,2 triệu
- Nước: 200k
- Internet: 600k
- Xăng: 1 triệu (Ông nội đưa đón bé)
- Sữa: 860k (4 thùng sữa 215k)
- Tã: 500k (1,5 bịch tã 60 miếng)
- Cơm: 5,4 triệu cho buổi sáng (Sáng cho 6 người lớn: 2 vợ chồng, ông bà, 1 giúp việc, 1 phụ cửa hàng). Và 4,5 triệu cho buổi chiều (Chiều 4 người lớn, 2 trẻ nhỏ)
- Sức khoẻ: 1 triệu
- Tiết kiệm: 2 triệu
- Dự phòng: 1 triệu.
Ghi chú: Còn 240k. Chưa bao gồm tiền gạo, muối đường, cà phê hằng ngày. Xăng, ăn sáng, cưới hỏi thì vợ chồng tự lo".
Ảnh minh hoạ.
Bên dưới bài đăng, nhiều người đã góp ý cho bảng chi tiêu này. Nhiều người cho rằng cặp đôi có thu nhập 26 triệu/tháng, nhưng có 2 khoản chi tiêu lấn cấn nhất là tiền ăn (lên đến 9,9 triệu/tháng) và tiền giúp việc (3,5 triệu). Còn những khoản khác thì không quá nhiều.
Nhiều người cũng thắc mắc, vì sao cặp vợ chồng này chỉ thu nhập 26 triệu/tháng, nhưng bận rộn đến mức phải thuê giúp việc.
Đứng trước những ý kiến này, người vợ tâm sự thực ra cả còn công việc kinh doanh riêng là buôn bán đồ gỗ. 26 triệu chỉ là tổng thu nhập trong giờ hành chính. Nhưng do cặp đôi vẫn phải xoay vòng vốn nhiều, nên không ghi chi tiết tổng thu của cả gia đình là bao nhiêu.
Người vợ tâm sự thêm: "Mình không hẳn chỉ thu nhập 13 triệu/tháng. Mình làm hành chính. Mình phải có định mức chi tiêu và vun vén khoản đó thôi. Nếu dư hơn mình phải cất cho việc lớn hơn. Chứ cưới hỏi, xăng xe du lịch biếu gia đình này nọ đều không tính vào nhưng vẫn chi.
Thực tế, tổng thu nhập thì hơn vậy nhưng mình áp chi tiêu vậy thôi. Không biết có phung phí khoản nào không. Chứ giúp việc 1 buổi vậy làm hầu như hết việc và giữ cho mình sức khoẻ còn làm việc ấy. Ông bà xây nhà to lắm, quét với lau là hết nửa buổi. Không thuê người ông bà làm rồi bệnh. Có mỗi khoản giúp việc chứ mình thấy có sung sướng gì đâu ta. Mà làm buổi 3,5 triệu/tháng, thay vào đó mình không dùng mỹ phẩm, không chè cháo gì này nọ. Cũng hợp lý mà".
Ảnh minh hoạ.
Sau khi nghe người vợ kể rõ hơn, nhiều người "quay xe" và cho rằng cặp đôi đã vén khéo lắm rồi. Cặp đôi đang phải nuôi đến 6 người, nên chi tiêu trong vòng 26 triệu là hợp lý. Nếu muốn vén nữa thì chỉ có thể cắt vào tiền ăn uống thôi.
Dưới đây là một số bình luận góp ý nổi bật:
- "Giỏi rồi chị ơi. Nuôi 6 người chứ sao so với độc thân được. Em nhìn mà nể rồi! 26 triệu khi chi tiêu cho nhà nhiều người thế không âm là tốt rồi ý. Như gia đình em 1 tháng thu nhập 50-60 triệu, 2 vợ chồng, 3 đứa con mà mỗi tháng cũng chỉ tiết kiệm được 10-15 triệu là nhiều. Tháng nào con ốm, thêm việc... là tài khoản không dư đồng nào luôn".
- "Chủ thớt chỉ ghi lương 26 triệu, chứ nhìn vào khoản giúp việc với ăn uống là đoán đây không thể là thu nhập được. Mạnh dạn đoán thu nhập của gia đình phải trên 40 triệu với mức chi như này. Nếu thế mình nghĩ chỉ có mỗi khoản giúp việc cắt được. Bạn thuê theo giờ, hoặc thuê tuần 1-2 lần. Mỗi lần 250k thì đỡ được tý. Con nhỏ xác định nhà cửa khó gọn gàng được rồi".
- "Em hỏi chút không sân si gì đâu ạ. Em thấy Intenet gì mà 600k à. Vì bình thường nhà em dùng 220k/tháng cả truyền hình rất là oki đó - có thể vén lại khoản này. Ngoài ra, chị chịu khó vén chỗ ăn uống được 1-2 triệu là vẫn được đấy. Lên sẵn thực đơn trước khi ra chợ, chứ không phải ra chợ thích gì mua nấy".
- "Nếu mở cửa hàng mà tính ra thu nhập được 13 triệu/tháng (1 người vẫn đi làm công ty) thì chi phí gánh cửa hàng quá nhiều. Đi làm công ty lương bằng vậy nhưng sẽ giảm chi phí nhiều hơn. Sẽ cắt giảm đc: Giúp việc, điện, tiền mạng, tiền cơm - vén được thêm 2 triệu. Ngoài ra con 2 tuổi rồi thì có thể cắt bỉm tã, hạn chế sữa. Nói chung muốn tiết kiệm thêm thì dễ, nhưng mọi người chỉ cho chủ tus có muốn làm theo không mới là điều quan trọng".
- "Thu nhập cỡ này mà nuôi cả nhà với có cả tiết kiệm dự phòng thì là giỏi quá rồi, vén trong khả năng chứ không so được với người thu nhập cao đâu bạn ạ. Các khoản phải chi hầu như tiết kiệm hết mức rồi mà. Hy vọng thời gian tới có thể cải thiện thu nhập. "
Ảnh minh hoạ
Những cách để tiết kiệm thêm chi phí ngay lập tức trong gia đình
Việc tiết kiệm không chỉ giúp gia đình giảm áp lực tài chính mà còn tạo nền tảng cho các mục tiêu lớn như mua nhà, du lịch hay nghỉ hưu. Tiết kiệm không đồng nghĩa với sống kham khổ, mà là chi tiêu thông minh để tối ưu dòng tiền hơn. Làm sao để gia đình vừa duy trì chất lượng cuộc sống vừa để dành được nhiều tiền hơn?
1. Lập ngân sách gia đình và ưu tiên chi tiêuBước đầu tiên để tiết kiệm thêm là lập ngân sách gia đình, giúp theo dõi thu nhập và chi tiêu một cách rõ ràng. Hãy ghi lại tổng thu nhập hàng tháng (ví dụ, 30 triệu đồng từ lương của vợ chồng) và liệt kê các khoản chi cố định (tiền nhà 7 triệu đồng, điện nước 2 triệu đồng) cũng như chi tiêu linh hoạt (ăn uống, giải trí). Sử dụng ứng dụng hoặc sổ tay để theo dõi trong 1-2 tháng, từ đó xác định khoản nào có thể cắt giảm.
Chẳng hạn, nếu gia đình chi 5 triệu đồng/tháng cho ăn ngoài, giảm xuống 3 triệu đồng bằng cách nấu ăn tại nhà sẽ tiết kiệm được 2 triệu đồng. Có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 (50% nhu cầu thiết yếu, 30% nhu cầu cá nhân, 20% tiết kiệm) giúp ưu tiên tiết kiệm 6 triệu đồng/tháng từ thu nhập 30 triệu đồng, đảm bảo không bỏ qua các nhu cầu quan trọng.
Ảnh minh hoạ.
Một cách hiệu quả để tiết kiệm là mua sắm thông minh, tận dụng các chương trình khuyến mãi và mua số lượng lớn cho các mặt hàng thiết yếu. Các siêu thị thường có ưu đãi vào cuối tuần hoặc dịp lễ; mua thực phẩm như gạo, dầu ăn, mì gói với giá giảm 20-30% có thể tiết kiệm 500.000 đồng/tháng. Mua số lượng lớn các sản phẩm dùng lâu dài, như bột giặt hoặc giấy vệ sinh... cũng giúp cắt giảm chi phí. Quan trọng là lập danh sách mua sắm trước để tránh mua bốc đồng, đảm bảo chỉ chi cho thứ cần thiết.
3. Giảm chi phí sinh hoạt bằng cách tối ưu tiền điện, nước và đi lạiTối ưu hóa chi phí sinh hoạt như điện, nước, và đi lại là cách đơn giản để tiết kiệm mà không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Để tiết kiệm điện, hãy tắt thiết bị khi không dùng, đổi sang bóng đèn tiết kiệm điện... có thể giảm hóa đơn từ 2 triệu đồng xuống 1,5 triệu đồng/tháng.
Với nước, sửa chữa vòi rò rỉ và dùng máy giặt khi đủ tải giúp tiết kiệm 200.000 đồng/tháng. Về đi lại, thay vì bắt xe hàng ngày (1 triệu đồng/tháng), sử dụng xe buýt hoặc xe đạp cho quãng đường ngắn có thể tiết kiệm 500.000-700.000 đồng.
4. Nấu ăn tại nhà và hạn chế ăn ngoàiNấu ăn tại nhà là cách tiết kiệm đáng kể, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ. Một bữa ăn ngoài cho 4 người có thể tốn 300.000 đồng, trong khi nấu tại nhà chỉ mất 100.000 đồng cho nguyên liệu. Nếu giảm từ 10 bữa ăn ngoài/tháng (3 triệu đồng) xuống 4 bữa (1,2 triệu đồng), gia đình tiết kiệm được 1,8 triệu đồng.
Lên kế hoạch thực đơn hàng tuần và mua nguyên liệu theo mùa (rau củ rẻ hơn 20-30% ở chợ) sẽ giảm chi phí mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, chuẩn bị cơm trưa mang đi làm thay vì mua (50.000 đồng/bữa) giúp mỗi người tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng.