Cần biết

Mỹ nhân Việt duy nhất cả đời được gọi là em bé, "cao thêm 10cm thì cả thế giới chết vì nhan sắc này"

Admin

Mỹ nhân này cũng là biểu tượng nhan sắc của showbiz suốt một thời gian dài.

Không phải diễn viên nào cũng may mắn có một vai diễn để đời từ năm 10 tuổi. Càng hiếm người giữ được danh xưng đó suốt hơn nửa thế kỷ. Nhưng NSND Lan Hương lại được cả làng phim Việt cùng khán giả gọi là "em bé Hà Nội" suốt hơn 50 năm qua kể từ bộ phim kinh điển cùng tên của cô.

Từ “em bé Hà Nội” đến mỹ nhân đẹp như búp bê trong tủ kính

Lan Hương tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Lưu Lan Hương, sinh ngày 15/1/1963 tại Hà Nội. Cơ duyên với điện ảnh đến rất tình cờ. Năm 1973, đạo diễn Hải Ninh - người từng gặp Lan Hương khi bà mới 3 tuổi đang bế tắc trong việc tìm gương mặt chính cho bộ phim Em Bé Hà Nội. Sau nhiều tháng tìm kiếm không có kết quả, ông bất ngờ nhớ lại cô bé có ánh mắt đặc biệt năm nào, liền tới nhà thuyết phục gia đình. Phải nhờ tới cả sự thuyết phục từ bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc đó là Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, mẹ Lan Hương mới miễn cưỡng đồng ý cho con gái đi đóng phim.

Em bé Hà Nội một thời

Năm đó, NS Lan Hương mới 10 tuổi. Cô bước vào phim trường giữa thời kỳ chiến tranh, khi cả đoàn làm phim vẫn phải liên tục xuống hầm trú ẩn vì bom đạn. Bộ phim sau đó không chỉ thành công rực rỡ trong nước với giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần 3, mà còn chinh phục nhiều khán giả quốc tế. Từ đó, cái tên “Em bé Hà Nội” trở thành biệt danh gắn liền với Lan Hương suốt hơn 50 năm, cho đến khi bà đã ngoài 60 tuổi và được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Không chỉ là diễn viên nhí tài năng, Lan Hương thời trẻ còn nổi bật với vẻ đẹp hút hồn: đôi mắt to tròn, khuôn mặt tròn đầy đặn, khí chất dịu dàng nhưng sắc nét. Vẻ đẹp ấy từng khiến một cô giáo của nữ nghệ sĩ phải thốt lên: “Cái Lan Hương xinh như tượng thạch cao.” Tuy nhiên chính nét đẹp này lại khiến nữ nghệ sĩ tự ti. Cô thường bị trêu "Hương mà cao thêm 10cm thì cả thế giới này chết với nhan sắc của Hương" hay bị gọi là "búp bê trong tủ kính", "bình hoa di động",... Người ta gọi vậy không phải vì chê bai mà vì yêu quý Lan Hương nhưng với cô, những điều này lại khiến cô tự ti, cảm thấy lạc lõng, chơi với với các vai diễn.

Nhan sắc "tượng thạch cao" của nữ nghệ sĩ

Từ biểu tượng nhan sắc đến tượng đài nghệ thuật

Vì đẹp (nhưng thấp), NSND Lan Hương thậm chí còn quyết định học nghề đạo diễn nhưng sau cùng, tài năng diễn xuất vẫn đã kéo cô về đúng vị trí của mình, giúp cô khẳng định giá trị bản thân trên sân khấu và màn ảnh.

Sau vai diễn Em bé Hà Nội, NSND Lan Hương tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực sân khấu kịch. Những năm 1980–1990, cô trở thành những gương mặt vàng của Nhà hát Tuổi Trẻ. Năm 1977, cô chính thức gia nhập nhà hát và từng bước gây dựng tên tuổi không chỉ bằng nhan sắc mà còn bằng năng lực thực thụ.

Khán giả yêu mến cô qua loạt phim truyền hình như Tình biển, Những người sống bên tôi,... Sau đó, Lan Hương tiếp tục nhận các vai tương tự trong nhiều dự án đặc biệt của Hãng phim truyện Việt Nam. Từ đầu những năm 2000, Lan Hương dần chuyển hướng sang đào tạo và đạo diễn sân khấu. Cô đi tiên phong trong việc đưa các dòng kịch độc diễn, kịch bảo vệ môi trường và khoa học giả tưởng lên sân khấu Việt. Năm 2004, cô tách khỏi Đoàn kịch 2 để lập đoàn kịch thể nghiệm. Tới năm 2007, sau hơn 30 năm cống hiến, Lan Hương được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân – một vinh danh hoàn toàn xứng đáng cho chặng đường lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ.

Ở tuổi 62, NSND Lan Hương vẫn giữ được thần thái rạng rỡ và vẻ đẹp nền nã. Cô chọn cuộc sống kín tiếng, tập trung vào đào tạo, dàn dựng và thỉnh thoảng mới xuất hiện trước công chúng. Dù không còn hoạt động dày đặc như trước, nhưng chỉ cần nhắc tới “em bé Hà Nội”, người ta vẫn sẽ nhớ tới ánh mắt trong veo, gương mặt xinh xắn của Lan Hương một thời.

Nữ nghệ sĩ ở độ tuổi ngoài 60