‘Bầu’ Thắng: 19 tuổi thay cha làm lại cơ ngơi Đồng Tâm, từ xưởng nhỏ thành hệ sinh thái 8.500 tỷ, từ chối hàng chục NĐT nước ngoài vì muốn bảo tồn thương hiệu Việt

Admin
Ông Thắng là con trai thứ 8 trong một gia đình. Ba ông là ông Võ Thành Lân – Người sáng lập Đồng Tâm từ một xưởng sản xuất gạch bông nhỏ với số vốn tích luỹ được sau 6 năm mua bán tại đất Sài Gòn bấy giờ.

Trong không khí cả nước cùng chào đón Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) đã có những chia sẻ về hành trình của Đồng Tâm thương hiệu hơn 56 năm tuổi.

Được biết, thương hiệu Đồng Tâm chính thức ra đời vào tháng 6/1969 sau khi được Bộ Tài chính cấp thẻ môn bài hoạt động. Ông Thắng tâm sự, tấm thẻ vẫn được ông cất giữ như kỷ vật vô giá. Bởi đây là sự nghiệp mà đấng sinh thành của ông đã gầy dựng từ năm 1963 – khi cả nước còn trong bom đạn chiến tranh.

Ông Thắng là con trai thứ 8 trong một gia đình. Ba ông là ông Võ Thành Lân – Người sáng lập Đồng Tâm từ một xưởng sản xuất gạch bông nhỏ với số vốn tích luỹ được sau 6 năm mua bán tại đất Sài Gòn bấy giờ.

‘Bầu’ Thắng: 19 tuổi thay cha làm lại cơ ngơi Đồng Tâm, từ xưởng nhỏ thành hệ sinh thái 8.500 tỷ, từ chối hàng chục NĐT nước ngoài vì muốn bảo tồn thương hiệu Việt- Ảnh 1.

Ảnh: Thẻ môn bài của Bộ Tài chánh cấp cho Thương hiệu Đồng Tâm vào ngày 25/6/1969 do ông Võ Thành Lân sáng lập.

Đồng Tâm là xưởng với tập hợp những đồng hương lên Sài Gòn lánh nạn

Lúc mới thành lập, nhân công trong xưởng Đồng Tâm được biết đều là đồng hương lên Sài Gòn lánh nạn. Ý nghĩa của công ty cũng ra đời từ bối cảnh loạn lạc, Đồng Tâm tức mọi người cùng đồng lòng. “ Ba tôi trăn trở, suy nghĩ nhiều lắm mới ra tên Đồng Tâm. Ông quan niệm một người dù làm bất cứ điều gì thì cũng không thể thiếu sự đoàn kết, đồng lòng, đồng tâm của tất cả mọi người" , ông Thắng kể.

Những năm 70, Đồng Tâm được biết buôn bán rất khấm khá. Gạch sản xuất đến đâu hết đến đó. Có những lúc gạch còn tươi, chưa khô cũng được nhà thầu xây dựng chở đi hết. Ngày ấy, hàng loạt công trình lớn trước ngày giải phóng như bệnh viện Chợ Rẫy, cư xá Thanh Đa, y viện Phước Kiến (nay là bệnh viện Nguyễn Trãi)... đều có bóng dáng gạch bông Đồng Tâm. Cũng nhờ đó, người sáng lập được bạn bè gọi với tên gọi thân thuộc là "ông Ba Đồng Tâm".

Tuy nhiên, giai đoạn hoàng kim của gạch bông không kéo dài lâu. Sau ngày giải phóng miền Nam 1975, trung tâm thành phố gần như không có công trình xây dựng mới. Cơ sở Đồng Tâm sau đó phải sáp nhập cùng nhiều xưởng gạch bông khác thành tổ hợp Đồng Hiệp. Tổ hợp hoạt động theo cơ chế nhà nước giao chỉ tiêu và vật tư để sản xuất nên không còn linh hoạt.

Đến năm 1978, nguyên vật liệu thiếu hụt trầm trọng khiến nhiều người rút lui và Ông Ba Đồng Tâm cũng không ngoại lệ, buộc lòng đóng cửa, gác lại giấc mơ mở rộng nhà xưởng và đi theo chủ trương chung về vùng kinh tế mới.

"Gia đình có sẵn đất đai ở Long An nên ba má tôi trở lại làm nông . Ba má tôi nghĩ, vậy là hết, cái tên Đồng Tâm đã đi vào dĩ vãng", ông Thắng nhớ lại.

19 tuổi, ông Thắng cùng Anh chị em gầy dựng lại cơ ngơi của gia đình

‘Bầu’ Thắng: 19 tuổi thay cha làm lại cơ ngơi Đồng Tâm, từ xưởng nhỏ thành hệ sinh thái 8.500 tỷ, từ chối hàng chục NĐT nước ngoài vì muốn bảo tồn thương hiệu Việt- Ảnh 2.

Ảnh: Ông Võ Quốc Thắng và cha là ông Võ Thành Lân.

Đến năm 1986, khi Tp.HCM xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp, và cho phép tư nhân được làm kinh tế, ông Thắng cùng Anh chị em quyết định thay cha “tái khởi nghiệp”. Lúc bấy giờ, ông Thắng tròn 19 tuổi.

“Nói là làm lại nhưng mọi thứ đều bắt đầu từ con số 0, trừ thương hiệu Đồng Tâm ”, ông nói. Với số tiền ba má phụ (có được nhờ bán vàng bán lúa ở quê), ông Thắng cùng anh chị em vừa làm quản lý, vừa xắn tay vào sản xuất kiêm cả tiếp thị và bán hàng. Nghe ngóng nơi nào sắp có công trình xây dựng, ông Thắng đều đạp xe đến hỏi thăm chào hàng.

Tự tin với chính sách Đổi mới, ông Thắng cho biết rất mạnh dạn đầu tư: Cứ có 1 đồng, các anh em Đồng Tâm vay thêm 2 đồng để mua sắm máy móc, mở rộng nhà xưởng. Kinh doanh dần khá khẩm, ông Thắng cũng đổi từ xe đạp lên xe Honda, rồi đổi sáng xe Vespa trị giá hơn 2 cây vàng để đi “chào hàng”.

Áp lực cạnh tranh bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thập niên 90. Người dân có nhiều lựa chọn gạch ốp lát kích thước lớn, mỏng nhẹ và nhiều hoa văn tráng men bóng mới hơn gạch bông. Các hãng gạch truyền thống khi đó đứng trước hai hướng đi, một là đóng cửa vì không cạnh tranh được với gạch ceramic, hai là phải đầu tư máy móc để sản xuất quy mô công nghiệp.

Trước tình thế này, ông Thắng và anh em trong nhà không ngần ngại chọn hướng thứ hai. Ông kể đã bay sang Đài Loan nhập gạch về phân phối trong nước, sẵn tìm hiểu dây chuyền quy mô lớn. Ông tiếp tục sang Ý, lân la khắp các hãng chế tạo máy lớn nhất nước này để tìm hiểu kỹ thuật và dây chuyền tự động hoá.

Năm 1993 đánh dấu bước chuyển lớn của Đồng Tâm, từ cơ sở gạch bông chính thức thành lập công ty ở cả Tp.HCM và Long An. " Những ngày lắp ráp máy, tôi thức trắng đêm dõi theo từng công đoạn. Khoảnh khắc viên gạch đầu tiên ra khỏi lò nung, còn nóng hôi hổi, cầm trên tay mà tôi khóc trong hạnh phúc", ông Thắng nhớ lại.

Lúc ấy, ông Thắng chỉ mới 28 tuổi.

Rót 10.000 tỷ làm siêu cảng cho mô hình "tàu buýt container"

‘Bầu’ Thắng: 19 tuổi thay cha làm lại cơ ngơi Đồng Tâm, từ xưởng nhỏ thành hệ sinh thái 8.500 tỷ, từ chối hàng chục NĐT nước ngoài vì muốn bảo tồn thương hiệu Việt- Ảnh 3.

Ảnh: Dự án Cảng Quốc tế Long An có tổng quy mô 147 ha, vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.

Từ xưởng gạch kế nghiệp của gia đình, Đồng Tâm dưới thời ông Thắng lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác. Công ty này sản xuất thêm sơn nước trang trí, cửa nhựa, cọc bê tông rồi có lúc góp vốn tham gia ngành hàng thiết bị vệ sinh.

Đến nay, Đồng Tâm là một tập đoàn đa ngành với tổng tài sản hơn 8.500 tỷ đồng, trải dài trong các lĩnh vực: vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất; đầu tư, khai thác cảng biển và logistics; xây dựng và cho thuê đất trong khu công nghiệp, cho thuê nhà xưởng. Ngoài ra còn có các công ty liên kết trong mảng giáo dục, dịch vụ, thương mại.

Trong số các dự án của Đồng Tâm, dự án Cảng quốc tế Long An (CTCP Cảng Long An) là dự án trọng điểm mà bầu Thắng mô tả là bến đỗ của mô hình "tàu buýt container" với hy vọng đưa Long An trở thành trung tâm Logistics quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án có tổng quy mô 147 ha, vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.

Ngoài các lĩnh vực hoạt động trên, Ông Thắng còn được chú ý đến cà phê ông Bầu. Thương hiệu này được sáng lập bởi 3 doanh nhân gắn liền với bóng đá Việt Nam là Bầu Đức (HAGL), Bầu Thắng (Đồng Tâm), Bầu Hải (Nutifood) với mục tiêu có hàng nghìn cửa hàng trên toàn quốc.

Bầu Thắng cũng là người tiên phong trong việc mời HLV Calisto về dẫn dắt đội tuyển quốc gia để rồi Việt Nam có lần đầu tiên vô địch AFF Cup (năm 2008).

‘Bầu’ Thắng: 19 tuổi thay cha làm lại cơ ngơi Đồng Tâm, từ xưởng nhỏ thành hệ sinh thái 8.500 tỷ, từ chối hàng chục NĐT nước ngoài vì muốn bảo tồn thương hiệu Việt- Ảnh 4.

Ảnh: Võ Quốc Thắng và HLV Henrique Calisto vỡ òa trong niềm vui chiến thắng cùng người hâm mộ trong Sân vận động Mỹ Đình trong khoảnh khắc Đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008.

Hàng chục NĐT nước ngỏ ý mua bán sáp nhập , nhưng ông Thắng từ chối vì muốn “bảo tồn” thương hiệu dân tộc

Về quy mô, vốn chủ sở hữu Đồng Tâm ghi nhận đà tăng mạnh mẽ giai đoạn 2012-2018, chính thức chạm mốc 1.500 tỷ đồng vào năm 2019. Doanh thu Công ty cũng tăng tương ứng, đạt mốc 2.500 tỷ đồng vào năm 2018.

Năm 2024, Đồng Tâm lên kế hoạch tăng vốn mạnh lên hơn 2.000 tỷ đồng, doanh thu hơn 1.600 tỷ.

Ông Thắng kể, Đồng Tâm nhận hàng chục lời ngỏ ý mua bán sáp nhập từ các tổ chức nước ngoài. Song, ông chưa một lần gật đầu bởi lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm giữ thương hiệu.

"Lấy tiền cũng không để làm gì", ông chia sẻ và hơn hết là bán cho đối tác nước ngoài thì dễ nhưng giữ được thương hiệu để tiếp tục đóng góp cho đất nước mới khó.

‘Bầu’ Thắng: 19 tuổi thay cha làm lại cơ ngơi Đồng Tâm, từ xưởng nhỏ thành hệ sinh thái 8.500 tỷ, từ chối hàng chục NĐT nước ngoài vì muốn bảo tồn thương hiệu Việt- Ảnh 5.

‘Bầu’ Thắng: 19 tuổi thay cha làm lại cơ ngơi Đồng Tâm, từ xưởng nhỏ thành hệ sinh thái 8.500 tỷ, từ chối hàng chục NĐT nước ngoài vì muốn bảo tồn thương hiệu Việt- Ảnh 6.