Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: “Nghiện” cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock

Admin
Không có gì quá cao siêu đằng sau chiến lược kinh doanh và sự thành công của cơn sốt túi mù - thứ đang “móc” bộn tiền trong túi của không ít người tiêu dùng.

Người thờ ơ với "cơn sốt" túi mù cho rằng đây là thú vui tốn tiền, "hết trend thì chẳng khác gì đống rác".

Người mê mẩn xé túi tìm vận may lại ra sức khẳng định chẳng có hình thức giải trí nào lành mạnh và hiệu quả hơn thế. Chi vài trăm ngàn tới vài triệu đồng để mua túi mù, rồi phấn khích đập hộp, nghĩ thôi đã thấy tâm trạng phấn khởi hơn biết bao nhiêu.

Túi mù, hộp mù, babythree hiện vẫn đang là "cơn sốt" trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Người đề cao tiết kiệm sẽ không chi tiền xé túi mù, sưu tầm babythree, cũng là điều dễ hiểu. Nhưng với nhóm còn lại, những con số được tiết lộ khiến nhiều người phải đứng hình.

Cô gái chi gần 6 triệu/tháng mua túi mù, có thể lãi gấp 9 lần nếu chịu bán "sít rịt" đã bốc trúng

Xuan Weijun - Một cô gái người Singapore cho biết bản thân đã "phải lòng" những sản phẩm tương tự như túi mù, từ cách đây hơn chục năm - khi "túi mù" còn chưa được nhiều người biết tới và săn đón như bây giờ.

Hiện tại, bộ sưu tập túi mù của Xuan có khoảng 730 món, chưa tính những món "sít rịt" phiên bản giới hạn hoặc cực hiếm được trưng bày trong tủ riêng. Mỗi tháng, Xuan chi khoảng 300 đô la Singapore (khoảng 5,6 triệu đồng) để mua túi mù. Cô coi đây là khoản chi tiêu giải trí lành mạnh, xứng đáng được duy trì thay vì cắt giảm.

Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: “Nghiện” cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock- Ảnh 1.

Xuan Weijun

"Tôi mê mẩn cảm giác hồi hộp, phấn khích và bất ngờ mỗi khi xé túi mù, đặc biệt là khi bóc trúng món đồ chơi mình thích. Tôi không thể miêu tả cảm giác ấy bằng ngôn từ. Nếu buộc phải diễn tả, tôi nghĩ nó khá giống cảm giác trúng số độc đắc" - Xuan Weijun chia sẻ.

Bên cạnh đó, Xuan còn tiết lộ việc cô chi tiền để mua túi mù trong suốt gần 10 năm qua không đơn thuần chỉ là một thú vui, mà còn là một hình thức đầu tư "nhỏ".

Một túi mù mà Xuan mua có giá trung bình khoảng 15,9 đô la Singapore (296 nghìn VNĐ), nhưng nếu bóc trúng những món đồ chơi, mô hình hiếm hoặc phiên bản giới hạn, cô có thể bán chúng với mức giá tối thiểu 150 đô la Singapore (khoảng 2,8 triệu VNĐ). Như vậy, Xuan có thể lãi gấp 9 lần số tiền vốn mà cô đã bỏ ra.

Xuan đề cập tới bộ sưu tập tượng do ca sĩ nhạc Pop - Jackson Wang hợp tác sản xuất với Pop Mart như một ví dụ cho phiên bản túi mù thuộc hàng "của hiếm", được nhiều người ráo riết săn lùng, sẵn sàng mua lại với mức giá cao gấp hàng chục lần giá "xé túi".

Hiệu ứng tâm lý đằng sau cơn sốt xé túi mù, tìm niềm vui

Không có gì quá cao siêu đằng sau chiến lược kinh doanh và sự thành công của cơn sốt túi mù - thứ đang "móc" bộn tiền trong túi của không ít người tiêu dùng, chỉ bởi 1 yếu tố duy nhất: Giá trị cảm xúc.

Một số người mua túi mù vì thích sưu tầm, một số bắt đầu mua do tò mò sau khi thấy bạn bè mua, hoặc khi vô tình nhìn thấy quảng cáo trên các nền tảng MXH. Điều này đặc biệt đúng với những người hâm mộ anime Nhật Bản, những người sẵn sàng chi tiền để mua túi mù cho tới khi họ có được đúng nhân vật truyện tranh mà họ yêu thích.

Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: “Nghiện” cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock- Ảnh 2.
Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: “Nghiện” cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Kết quả cuộc nghiên cứu "Hiệu ứng tâm lý đằng sau cơn sốt túi mù ở Trung Quốc", được đăng tải trên Tạp chí Giáo dục, Khoa học Xã hội và Nhân văn vào cuối năm 2024, cho thấy: Cảm giác hồi hộp, tò mò là một trong những động lực chính khiến người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền mua túi mù.

Con người vốn có bản năng tìm tòi và khám phá những điều mới, đặc biệt là những điều mà chúng ta không thể chắc chắn. Túi mù trở thành cơn sốt vì nó thỏa mãn được bản năng và khao khát này của người tiêu dùng.

Mỗi lần mua hàng là một trải nghiệm hoàn toàn mới, và điều kích thích ham muốn mua lại. Theo một cuộc khảo sát về việc tiêu dùng túi mù ở Trung Quốc, hơn 65% người tiêu dùng đề cập đến "cảm giác hồi hộp và bất ngờ" khi liệt kê các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định chi tiền mua túi mù của họ.

Ngoài ra, 58% số người được hỏi cho biết họ không thể cưỡng lại sức hút của việc mua túi mù, xé túi mù, vì cảm giác không chắc chắn về thứ mình nhận được.

Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: “Nghiện” cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Tính không thể đoán trước của túi mù có sự liên quan mật thiết với cơ chế khen thưởng trong tâm lý học. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn so sánh việc xé túi mù với hành vi… nghiện cờ bạc.

Khi mua túi mù, nếu người tiêu dùng không có được món đồ/mô hình đúng như ý muốn, họ sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng nhưng lại không hề tuyệt vọng, vì suy nghĩ "chỉ cần tiếp tục mua túi mù, mình sẽ có được phiên bản mình muốn".

Cảm giác thất vọng tỷ lệ thuận với động lực mua lại là yếu tố khiến các nhà nghiên cứu khẳng định việc xé túi mù có tính tương đồng với chuyện đỏ đen. Hành vi này giúp tăng cường phản ứng tiết dopamine của não, dẫn đến sự hài lòng, cảm giác thỏa mãn trong ngắn hạn, và tạo điều kiện thuận lợi để họ đưa ra quyết định mua hàng tiếp theo.

Bản thân không ít người tiêu dùng cũng đánh đồng hành động xé túi mù với cảm giác hồi hộp khi trúng số, vì họ biết tỷ lệ bóc trúng được "sít rịt" là khá thấp.

Theo ThinkChina