Có một nỗi khổ mang tên mua nhà chung cư tầng cao: Có 4 lợi, 5 hại mà tôi chỉ ước biết sớm hơn

Admin
Để tận hưởng view đẹp và không gian riêng tư, thoáng đãng trên những căn hộ tầng cao, chúng ta cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với không ít bất tiện đi kèm.

*Chia sẻ của anh Trương (40 tuổi) sống tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Mua nhà là một trong những lựa chọn vô cùng quan trọng trong đời bất cứ ai. Không ai muốn đưa ra một quyết định vội vàng, nhất là khi xu hướng nhà cao tầng, đặc biệt là những căn hộ chót vót tầng 30 trở lên ngày càng được săn đón. Những cụm từ hoa mỹ như “thu trọn thành phố trong tầm mắt”, “riêng tư tuyệt đối” đã khiến nhiều người không ngần ngại rút hầu bao. Không thể phủ nhận, những căn hộ ở tầng cao sở hữu nhiều lợi thế nổi bật như sau:

1. View đẹp

Từ tầng 33, chỉ cần mở cửa sổ là đã thấy trời xanh mây trắng, đêm xuống có thể thu trọn thành phố rực rỡ ánh đèn. Vào những ngày thời tiết đẹp, thậm chí có thể thấy cả dãy núi xa xa. Với những ai yêu thích chụp ảnh, mỗi khung hình từ ban công đều có thể trở thành “ảnh triệu like”.

2. Không gian yên tĩnh, riêng tư tuyệt đối

Khác với tầng thấp phải chịu cảnh ồn ào từ xe cộ, tiếng người, tiếng loa phường, thì tầng cao gần như tách biệt với thế giới bên dưới. Người qua lại trước cửa nhà gần như không có, không gian sinh hoạt riêng tư được đảm bảo tối đa.

3. Ánh sáng và gió trời luôn dồi dào

Không bị các tòa nhà xung quanh che chắn, căn hộ tầng cao luôn đón được ánh nắng tự nhiên và gió trời. Ánh sáng chan hòa cả ngày, quần áo phơi nhanh khô, thậm chí không cần mở đèn ban ngày. Vào mùa hè, mở cửa sổ là gió ùa vào, tiết kiệm điện điều hòa.

4. Giá cả hợp lý hơn nhiều tầng khác

Nghịch lý là ở nhiều dự án, tầng cao lại có giá “mềm” hơn các tầng giữa. Riêng tầng áp mái thường được tặng thêm sân thượng hoặc gác mái, khiến nhiều người không ngần ngại xuống tiền.

Có một nỗi khổ mang tên mua nhà chung cư tầng cao: Có 4 lợi, 5 hại mà tôi chỉ ước biết sớm hơn- Ảnh 1.
Có một nỗi khổ mang tên mua nhà chung cư tầng cao: Có 4 lợi, 5 hại mà tôi chỉ ước biết sớm hơn- Ảnh 2.

Những tầm nhìn đẹp và thoáng đãng thế này luôn tạo nên sức hấp dẫn cho những căn hộ ở tầng cao

Thế nhưng, sau khi chuyển vào sống ở một căn hộ tầng 33, anh Trương ở Quảng Châu, Trung Quốc mới cay đắng nhận ra: “Tầm nhìn thì đẹp thật, nhưng cuộc sống lại khổ không tưởng.” Theo ý kiến của anh Trương, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng ấy là hàng loạt rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày, điều mà ít ai lường trước:

1. Chờ thang máy như đi “đánh trận”

Vào giờ cao điểm, hàng chục người chờ cùng một thang máy khiến việc di chuyển thành “cực hình”. Với vài chiếc thang nhưng phục vụ cả trăm hộ dân, không ít người phải dậy sớm hơn nửa tiếng chỉ để kịp giờ làm. Nếu thang hỏng, chúng ta chỉ còn nước… đi bộ 33 tầng.

2. Nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn

Sống ở tầng cao đồng nghĩa với việc khó thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Thang cứu hỏa thông thường chỉ lên được tầng 10–15. Trong các tình huống cháy nổ, động đất, không phải ai cũng đủ kỹ năng hay dũng cảm để dùng dây thoát hiểm. 

3. Áp lực nước yếu

Các căn hộ cao tầng chủ yếu sử dụng hệ thống cấp nước thứ cấp và càng lên cao thì áp lực nước càng không ổn định, đặc biệt là các tầng áp mái. Ở nhiều khu nhà chung cư, vào khung giờ cao điểm buổi tối, nước có thể chảy rất yếu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. 

4. Nỗi sợ độ cao – không phải ai cũng vượt qua được

Nhiều người sống ở tầng cao thường xuyên cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh khi ra ban công hoặc nhìn xuống dưới. Không chỉ người già, trẻ nhỏ mà cả người trẻ cũng dễ rơi vào trạng thái bất an. Ngay cả thú cưng đôi khi cũng có biểu hiện sợ hãi khi ra gần lan can.

Có một nỗi khổ mang tên mua nhà chung cư tầng cao: Có 4 lợi, 5 hại mà tôi chỉ ước biết sớm hơn- Ảnh 3.

Mặc dù có một số nhược điểm như trên, nhưng việc lựa chọn nhà ở tầng cao hay thấp vẫn tùy thuộc vào sở thích cá nhân và nhu cầu của mỗi người. Với nhiều gia đình, căn hộ tầng cao vẫn là một lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn đã chuyển vào căn hộ tầng cao, vẫn có những cách để cải thiện những nhược điểm đó và nâng cao trải nghiệm sống như sau:

1. Điều chỉnh nhịp sinh hoạt

- Đi làm sớm hoặc muộn hơn 20–30 phút để tránh giờ cao điểm chờ thang máy.

- Mua sắm theo đợt, dự trữ đủ nhu yếu phẩm để hạn chế xuống tầng thường xuyên.

2. Trang bị đầy đủ các biện pháp an toàn

- Mỗi nhà nên có bình chữa cháy, mặt nạ chống khói, dây thoát hiểm.

- Cửa sổ nên có lưới an toàn hoặc thanh chặn để tránh trẻ em, thú cưng rơi ngã.

- Cố định đồ vật ngoài ban công như chậu cây bằng khung treo chuyên dụng.

3. Cách nhiệt và giữ ấm hiệu quả

- Làm lớp cách nhiệt mái nhà bằng gạch chống nóng hoặc sơn phản quang.

- Thay cửa kính bằng loại 2–3 lớp, lắp thêm ron cửa ngăn gió.

Dùng rèm cách nhiệt, thảm dày và đồ nội thất ấm áp để giữ nhiệt vào mùa đông.

4. Giải quyết nỗi lo về nước sinh hoạt

- Trang bị thêm bồn chứa nước nhỏ tại bếp và phòng tắm để sử dụng khi nước yếu.

- Ưu tiên dùng máy giặt có chế độ tiết kiệm nước hoặc giặt vào giờ thấp điểm.

5. Giảm cảm giác sợ độ cao

- Dùng kính mờ hoặc trồng cây cao ở lan can để hạn chế tầm nhìn xuống dưới.

- Bố trí nội thất tông ấm, tạo cảm giác an toàn và thư giãn.

- Tăng cường ánh sáng vàng, dùng thảm, sofa mềm tạo không gian gần gũi, thân thiện.
Thêm câu tùy nhu cầu cá nhân mà lựa chọn ….

(Theo Zhihu)