'Đi tắt, đón đầu' ở Việt Nam chưa bao giờ rõ ràng như lúc này

Admin
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được thực hiện là cột mốc đánh dấu sự thay đổi về chất. Tinh thần của nghị quyết tạo ra các nhóm giải pháp để cắt bỏ phiền hà, tăng sự bảo vệ cho doanh nghiệp khi ra thị trường và khơi thông nguồn lực.

Quan điểm này của đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu cũng giống với nhiều chuyên gia khi nêu ý kiến tại tọa đàm "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc" do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (HANOISME), chiều 10/5.

'Đi tắt, đón đầu' ở Việt Nam chưa bao giờ rõ ràng như lúc này- Ảnh 1.

Quang cảnh tọa đàm “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch HANOISME - nhấn mạnh, cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ như AI , chuỗi khối, dữ liệu lớn, IoT, sản xuất bồi đắp đang tái định nghĩa giá trị gia tăng. Việt Nam nổi lên là trung tâm gia công phần mềm, bán dẫn, dịch vụ công nghệ thông tin, thu hút tập đoàn NVIDIA, Samsung, Foxconn, Amkor… Cơ hội tạo cú nhảy vọt “đi tắt đón đầu” chưa bao giờ rõ ràng như lúc này.

Bên cạnh đó, dịch chuyển chuỗi cung ứng khi căng thẳng địa chính trị và xu hướng “Trung Quốc + 1”, “Việt Nam + 1” giúp nước ta trở thành điểm đến của những “đại bàng” Nhật, Mỹ, EU. Làn sóng FDI dự kiến đạt 40 - 45 tỷ USD/năm giai đoạn 2025 - 2030, tạo không gian liên kết sản xuất - dịch vụ - đổi mới sáng tạo.

'Đi tắt, đón đầu' ở Việt Nam chưa bao giờ rõ ràng như lúc này- Ảnh 2.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch HANOISME.

Bên cạnh đó, dịch chuyển chuỗi cung ứng khi căng thẳng địa chính trị và xu hướng “Trung Quốc + 1”, “Việt Nam + 1” giúp nước ta trở thành điểm đến của những “đại bàng” Nhật, Mỹ, EU. Làn sóng FDI dự kiến đạt 40 - 45 tỷ USD/năm giai đoạn 2025 - 2030, tạo không gian liên kết sản xuất - dịch vụ - đổi mới sáng tạo.

Trong bối cảnh đó, nhất là tinh thần cải cách trong Nghị quyết 68 -NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Hà Nội, với hơn 400.000 doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp sôi động, trung tâm đổi mới sáng tạo cấp thành phố - hình mẫu lan tỏa đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc thích ứng và phát triển.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - nhận định, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tại Thủ đô nói riêng đang trải qua quá trình phát triển không ngừng. Trong đó, dấu mốc 2025, khi Nghị quyết 68 được thực hiện sẽ là cột mốc đánh dấu sự thay đổi về chất. Tinh thần của nghị quyết tạo ra các nhóm giải pháp để cắt bỏ phiền hà, tăng sự bảo vệ cho doanh nghiệp khi ra thị trường và khơi thông nguồn lực.

"Băn khoăn nhất của doanh nghiệp là tính thực thi mạnh mẽ quyết định sự thành công của nghị quyết. Khi môi trường thể chế được cởi mở, áp lực cạnh tranh sẽ càng lớn, làm tăng nguy cơ đào thải. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội bứt phá vươn lên của các doanh nghiệp", ông Hiếu nêu quan điểm.

'Đi tắt, đón đầu' ở Việt Nam chưa bao giờ rõ ràng như lúc này- Ảnh 3.

Nhà máy bán dẫn Amkor Technology tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh. Ảnh: VnEconomy.

Nhấn mạnh về tự cường kinh tế qua đổi mới sáng tạo, ông Phạm Đức Nghiệm - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ - nhận định, chuyển đổi số là trụ cột quan trọng, là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp muốn thay đổi mô hình quản trị sang quản trị hiện đại thì điều kiện tiên quyết là chuyển đổi số.

"Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng các chương trình để đẩy mạnh và khai thác tài nguyên số giúp các doanh nghiệp. Nếu chúng ta chuyển đổi số thành công thì năng suất và hiệu quả sẽ thúc đẩy mạnh mẽ lên tới 30%. Với Nghị quyết 68, chúng ta cần chủ động đưa ra các nội dung yêu cầu. Bộ đang tiếp tục xây dựng đổi mới sáng tạo, khuyến khích hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới, đồng hành với doanh nghiệp để cụ thể hoá các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo", ông Nghiệm cho hay.