"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn

Admin
Câu chuyện của anh Nhân là minh chứng cho sức mạnh của sự sẻ chia và kết nối. Một thế hệ không đi một mình, mà đi cùng nhau bằng sự nỗ lực gấp 600 lần.

“Anh sợ mình nói lẫn lộn Anh - Việt vào bài lắm”.

Tôi đã bắt đầu cuộc trò chuyện cùng anh Nguyễn Thành Nhân - cựu kỹ sư Google, đồng sáng lập Amnis Finance và thành viên Aptos AlphaTeamVN như thế. Một nỗi sợ nhỏ, thốt lên nhẹ nhàng, nhưng đủ hé mở chân dung của một người đã bước qua bao thương vụ lớn, từng lắng nghe những ý tưởng làm thay đổi cả thế giới - vẫn chọn sự kỹ lưỡng và mạch lạc làm gốc trong từng lời mình nói.

Những thành tích của anh Nhân thật sự ấn tượng, nhưng khi gặp trực tiếp, sự giản dị và khiêm nhường của anh mới là điều ghi dấu hơn cả. Anh không quá hào hứng “show off” những danh xưng khiến người khác trầm trồ. Ở tuổi 41, điều anh thấy đáng để giữ lại - không phải là chức vụ hay thành tích - mà là khát vọng đồng hành và nâng bước người trẻ Việt trên hành trình dựng xây một-thứ-gì-đó của riêng mình.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 1.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 2.

Chân dung anh Nguyễn Thành Nhân.

Từng hỗ trợ hơn 20 startup, giúp nhiều bạn trẻ Việt làm việc tại Thung lũng Silicon… anh muốn lan tỏa điều đó. Nhưng anh nói: “Chừng đó vẫn chưa đủ”. Thành công, với anh, là “mang USD về cho mẹ là yêu nước”. Một kiểu yêu nước không ồn ào, không khẩu hiệu, nhưng rất chất và ngầu. Chính vì lý do ấy, AlphaTeamVN - một cộng đồng các bạn đam mê công nghệ và phát triển sản phẩm trên hệ sinh thái của Aptos Ecosystem nhằm hỗ trợ các bạn trẻ trong hành trình khởi nghiệp.

Những khát vọng đằng sau cái tên Nguyễn Thành Nhân…

Cùng lắng nghe những chia sẻ cùng anh Nguyễn Thành Nhân.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 3.

Sinh ra trong một gia đình có cả bố và mẹ đều là giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, anh Nhân lớn lên cùng sách vở. Mới lớp 7, anh say mê đọc 3 cuốn sách về kinh tế học và thảo luận cùng bố về các mô hình toán trong kinh tế. Lên lớp 8, lần đầu tiên được bố cho chơi điện tử trên chiếc máy tính ở trường, anh Nhân lập tức bị cuốn hút. Cậu bé ngày ấy đơn giản nghĩ: “Vào lớp chuyên Tin thì sẽ được chơi game nhiều hơn” và thế là quyết tâm thi chuyên Tin hình thành. 

Một quyết định nghe qua tưởng chừng trẻ con, nhưng lại vô tình mở ra hành trình rất người lớn. Không lâu sau, anh Nhân đỗ vào chuyên Toán - Tin của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội), rồi tiếp tục  hành trình du học tại Simon Fraser University (SFU), Canada.

Là học sinh từng đạt nhiều giải Tin, Toán trong nước và quốc tế, anh sớm được giới học thuật chú ý. Ngay từ năm 2 đại học, anh đã được đặc cách tham gia dự án nghiên cứu vệ tinh của Chính phủ Canada với vai trò trợ lý khoa học – trực tiếp lập trình, tối ưu thuật toán và lên lịch vận hành cho ba vệ tinh trị giá hàng tỷ đô la.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 4.

Công việc ấy đã trở thành bước đệm đưa anh Nhân tới kỳ thực tập tại Google vào năm 2008, ở bộ phận Google Search. Tại đây, anh tham gia giải bài toán về Query Closeness Metric - phân tích mức độ liên quan giữa các cụm từ tìm kiếm. Những dữ liệu này sau đó được nhóm bạn của anh áp dụng vào hệ thống quảng cáo tại Google AdWords (nay là Google Ads), giúp quảng cáo hiển thị đúng đối tượng hơn và từ đó tăng đáng kể doanh thu cho Google. 

Kết thúc kỳ thực tập ở Google, anh Nhân chuyển hướng sang Chai Labs - một startup còn non trẻ đang loay hoay tìm cách tồn tại giữa thế giới công nghệ. Sau 1 năm, công ty đã bắt đầu có lãi và rồi được Facebook mua lại.

Năm 2010, khi Facebook ngỏ lời mời anh về làm việc - đúng vào thời điểm trước khi công ty IPO (Initial Public Offering, tức là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) - anh đã từ chối. Sếp của Facebook từng nói với anh: “Chúng tôi có 20% thời gian của người dùng online”. Nhưng anh Nhân lại thẳng thắn đáp: “Facebook lãng phí 20% thời gian của người dùng online”.

Sau lời từ chối ấy, anh quay trở lại Google, nhưng lần này ở một vị trí khác: trở thành thành viên chủ lực trong bộ phận quảng cáo và góp phần tạo nên những đột phá về công nghệ, doanh thu cho gã khổng lồ tìm kiếm: “Ngày trở lại Google, tôi là trưởng nhóm dự án trong top 10 Google Key Results, giúp công ty tăng doanh thu quảng cáo thêm 2 tỷ USD/năm”.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 5.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, anh Nhân nhận được hai bằng khen vì thành tích đột phá. Đích thân Giám đốc tài chính của Google mời anh đi ăn trưa và gửi thư cảm ơn: “Mức tiến bộ đột phá của team chính là nguồn oxy cho sự phát triển của Google”.

Một hành trình bắt đầu từ chiếc máy tính cũ, nhưng đích đến chẳng có giới hạn.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 6.

Khi làm việc tại Google, anh Nhân nhận thấy có rất nhiều kỹ sư đến từ Ấn Độ. Tò mò về điều này, anh bắt đầu tìm hiểu và phát hiện ra TiE (The IndUS Entrepreneurs), một tổ chức phi lợi nhuận được sáng lập bởi những doanh nhân Ấn Độ. TiE tập trung vào việc "cho đi" và xây dựng một cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau, giúp các bạn trẻ có cơ hội gia nhập các công ty hàng đầu thế giới.

Anh Nhân nhìn thấy điều đó và tự hỏi: “Tại sao người Việt mình không làm như vậy?”.

Không đợi ai mở lối, anh chủ động tạo ra con đường riêng bằng cách lập nên một nhóm Facebook có tên Viet Referrals - nơi anh cùng các chuyên gia người Việt chia sẻ mọi thứ: từ bài đăng tuyển dụng, mẹo viết CV, kỹ năng phỏng vấn, kinh nghiệm thực tập cho đến cả những thất bại cay đắng mà chính anh từng trải. Tất cả chỉ vì một mục tiêu duy nhất: mở rộng cánh cửa dẫn đến Silicon Valley cho những bạn trẻ Việt khao khát vươn ra thế giới.

Thử làm một phép toán nhỏ: Năm 2008, Google có 5000 hồ sơ/ngày và tỉ lệ giành được việc làm ở Google là 0,03% - tức 3 người trên 10.000. Trong khi năm 2016, 15 trong số 73 bạn trẻ được anh Nhân giới thiệu đã trúng tuyển, đạt tỷ lệ 20%. Tỷ lệ 20% nghe qua có vẻ không cao nhưng thực tế, nếu tính đúng ra thì tỷ lệ này đã cao hơn đến... 600 lần so với mức trung bình.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 7.

Đó là cách một thế hệ người trẻ Việt tài năng mới được trao cơ hội làm việc với các tập đoàn hàng đầu thế giới bằng 600 lần khác biệt.

“Nhóm mà tôi thành lập đã trở thành cầu nối giúp nhiều sinh viên Việt Nam trên khắp thế giới chạm đến cơh viên năm 2, năm 3 tại Đại học Quốc gia Hà Nội hay Đại học Bách Khoa TP.HCM, nhờ hội làm việc tại Silicon Valley. Thậm chí, có những bạn mới chỉ là xin vào những chia sẻ trong group mà có thể trúng tuyển vào Google. Đây là điều khiến tôi tự hào”, anh Nhân chia sẻ.

Khi cộng đồng đã bắt đầu phát triển ổn định, cuối năm 2018, anh Nhân trở về nước để theo đuổi những định hướng mới trong sự nghiệp. Trước khi rời đi, anh trao lại quyền quản lý group cho các admin hiện đang làm việc tại Silicon Valley. Lúc ấy, nhóm chỉ có khoảng 5.000 thành viên. Nhưng đến hiện tại, con số ấy đã tăng gần gấp 9 lần, chạm mốc hơn 45.000 người. 

Một cơ hội, một sự kết nối, một cánh cửa mở ra – đó là tất cả để thay đổi cả một thế hệ.

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 8.

Anh Nhân thích rapper Đen Vâu và bài anh tâm đắc nhất của Đen là Mang Tiền Về Cho Mẹ. Tuy nhiên, “mang tiền về cho mẹ” với anh không đơn thuần là tiền bạc, mà còn là ngoại tệ, cơ hội và cả tương lai về cho thế hệ trẻ Việt trong hành trình khởi nghiệp. Bởi với cựu kỹ sư Google, “mang USD về cho mẹ là yêu nước”.

Nhận ra thế giới công nghệ luôn thay đổi từng ngày, anh hiểu rằng Web2 - thế hệ thứ hai của Internet, nơi người dùng vừa tạo vừa tương tác với nội dung, mở ra thời kỳ bùng nổ của mạng xã hội, blog và các nền tảng như Facebook, YouTube hay Amazon…, không còn là mảnh đất màu mỡ để tìm kiếm cơ hội. Thị trường nội địa thì “người khôn của khó” - một miếng bánh nhỏ bị giành giật bởi quá nhiều tay chơi. Muốn lớn, phải ra biển rộng. Muốn khác biệt, phải đi trước. Trong mắt anh, tiềm năng trong lĩnh vực AI đang cực kỳ rộng mở trong thập kỷ 2020s - nơi startup Việt có thể đi nhanh, đi sâu và đi xa nếu đủ thông minh, chính trực và nhiệt huyết.

Cựu kỹ sư Google không chỉ nhìn nhận vấn đề mà còn tối ưu hóa tầm nhìn và khát vọng của mình bằng những hành động cụ thể. Năm 2023, anh giúp Amnis gọi 300.000 USD từ Aptos và thêm 200.000 USD từ Google Cloud Credits. Năm 2024, anh mở khóa 1,5 triệu USD đầu tư và 2 triệu USD doanh thu cho các startup Việt. Đến năm 2025, anh tiếp tục hỗ trợ ba startup nhận 500.000 USD từ Google Cloud Platform Credits…

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 9.

Không cần khoe khoang hay ồn ào, mỗi con số tự nói lên câu chuyện của mình, như một tuyên bố rõ ràng: Người Việt không chỉ giỏi mà hoàn toàn có thể dẫn đầu. “Mang USD về cho mẹ” chưa bao giờ “ngầu” đến thế khi nó mang theo cả khát vọng vươn ra thế giới. 

“Chỉ những đội ngũ dám nghĩ lớn, làm thật và sẵn sàng thất bại mới có thể đi đường dài. Đó cũng là điều mà tôi và Aptos AlphaTeamVN luôn tìm kiếm. Tôi tin vào tinh thần ấy, giống như cách tôi từng tin rằng người Việt hoàn toàn có thể vào Google, Walmart hay Facebook. Và niềm tin đó không đến từ cảm tính, mà từ chính trải nghiệm của tôi khi làm việc với các bạn trẻ Việt Nam. Các bạn có một điểm rất đặc biệt: chịu học, chịu làm, chịu chia sẻ. Chỉ cần có người đi trước bật đèn, người đi sau sẽ không còn sợ bóng tối”, cựu chuyên gia chia sẻ.

Khởi nghiệp không chỉ là chuyện kiếm tiền, mà là một hành trình nghiêm túc để hiện thực hóa “giấc mơ Việt bay ra thế giới”. Anh luôn tin vào sự bền bỉ, vào những người trẻ đủ chính trực để làm thật, đủ dũng cảm để thất bại, và đủ kiên trì để đi đến cùng. Startup, trong mắt anh, không phải là cuộc đua tốc độ, mà là hành trình tạo ra giá trị thực cho chính mình, cho cộng đồng và cho vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu. 

"Mang USD về cho mẹ là yêu nước" - Chuyện ít ai biết về kỹ sư Việt từng được lãnh đạo Google đích thân mời đi ăn và cảm ơn- Ảnh 10.

Chính niềm tin ấy, khi được tiếp sức bởi những người như anh Nhân, là lý do để chúng ta kỳ vọng vào một thế hệ startup Việt có thể làm nên chuyện lớn: “Đã đến lúc chúng ta không chỉ mang tiền về cho mẹ, mà còn mang cả giấc mơ Việt bay ra thế giới”.