Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM

Admin
Cứ mỗi cuối tuần, người dân TP.HCM lẫn du khách trong và ngoài nước lại tìm một khu chợ chuyên kinh doanh, trưng bày nhiều món hàng cũ kỹ nằm sâu trong con hẻm trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) để tham quan, sống lại những ký ức thời “ông bà anh”.
Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 1.

- Cái bình này bao nhiêu tiền anh?

- Bình này hai triệu rưỡi. Em lấy giá gốc.

- Hai triệu bán hông anh trai. Chuyển khoản liền.

- Bán luôn!

Đó những là những đoạn nói chuyện mà du khách có thể dễ dàng bắt gặp tại khu chợ này. Du khách thoải mái tham quan, chụp ảnh, trả giá để sở hữu được món đồ ưng ý.

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 2.

Dừng lại bên một tủ trưng bày khá lớn ngay khu vực trung tâm, chúng tôi hỏi anh Nguyễn Tùng - chủ gian hàng này - có món hàng cổ nào vài trăm tuổi hay không. Anh cười trừ rồi thò tay lấy ra một chồng chén mẻ.

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 3.

Theo anh Tùng, đây là chồng chén của làng gốm

Còn anh Thanh Tâm, người chuyên kinh doanh đồ gốm sứ từ thế kỉ I đến thế kỉ X, hiện đang sở hữu một loạt sản phẩm của nền văn hóa Óc Eo. Anh cho biết có những thân đèn dầu cả ngàn năm tuổi. Người xưa sẽ dùng tim đèn đặt lên đỉnh thân rồi mồi lửa. Hiện những chiếc thân đèn này được anh định giá khoảng 850.000 đồng.

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 5.

Bên cạnh những gian gốm sứ như của anh Tùng, anh Tâm, khu chợ đồ cổ còn bày bán đủ loại mặt hàng như đồng hồ, hột quẹt zippo, giấy tờ, tiền cổ, máy nghe nhạc, tranh ảnh đến cả các kỷ vật chiến tranh…

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 6.

Hoạt động chính thức từ năm 2013 do nhạc sĩ Cao Minh sáng lập, khu chợ này được coi là nơi buôn bán, lưu giữ hoài niệm và tìm lại hồi ức Sài Gòn, Việt Nam xưa. Hàng tuần, chợ bắt đầu từ 6h tới hơn 14h các ngày thứ bảy và chủ nhật. Để tham quan, du khách sẽ mua vé với giá 50.000 đồng và được đổi một món ăn hoặc đồ uống bất kỳ.

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 7.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Hợp, chủ khu chợ, hiện nay có khoảng 30 quầy hàng đang đăng ký buôn bán tại đây. Tùy theo diện tích và vị trí quầy hàng, chi phí mặt bằng sẽ giao động từ 200.000 đồng đến ba, bốn triệu đồng mỗi tháng.

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 8.

Sở hữu một gian hàng nhỏ gồm đủ loại như chuông xe đạp, ấm nước đến cả kiếm gỗ của thầy cúng, ông Thao cho biết mỗi tháng ông tốn khoảng 250.000 đồng tiền mặt bằng. Buôn bán ở chợ được chừng hơn 4 năm, ông nói buôn bán rất chạy vào thời điểm trước dịch COVID-19.

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 9.

Cũng theo ông Thao, mặc dù hiện nay lượng khách đến ít hơn nhưng cứ mỗi cuối tuần được đến khu chợ đồ cổ Nơ Trang Long là mỗi dịp ông được kết nối, chia sẻ và biết thêm nhiều bạn bè có cùng sở thích, hiểu được giá trị thực sự của từng món hàng ông dày công sưu tầm.

Thân đèn dầu Óc Eo cả nghìn năm, chồng chén Chu Đậu 800 tuổi… có giá chỉ vài bát phở ở chợ đồ cổ tại TP.HCM- Ảnh 10.

Lần đầu tiên tham quan khu chợ đồ cổ, cặp đôi Thế Thanh - Nhật Vy hào hứng dạo vòng quanh. Đôi bạn trẻ cho biết rất choáng ngợp trước không gian trang trí bắt mắt, đầy hoài niệm đậm chất Sài Gòn xưa, lại còn biết thêm về nhiều món đồ họ chưa bao giờ thấy. Thanh và Vy cho biết sẽ thường xuyên lui tới, vừa uống cà phê thư giãn vừa tìm hiểu thêm về thời “ông bà anh”.