Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ

Admin
Đoạn đường dài hơn 18km thuộc cao tốc Bến Lức - Long Thành vừa được thông xe kỹ thuật, góp phần giảm tải cho khu vực cửa ngõ TP.HCM, xóa bỏ tình trạng kẹt xe.
Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 1.

Sáng 19/4, tại TP.HCM, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tổ chức lễ thông xe kỹ thuật đoạn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, từ nút giao Quốc lộ 1 (Km3+420) đến nút giao Nguyễn Văn Tạo (Km21+850).

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 2.

Đại diện VEC cho biết, đoạn cao tốc hơn 18km vừa được thông xe kỹ thuật này là một trong các điểm cầu trực tuyến chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng thời đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện dự án cao tốc trọng điểm quốc gia.

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 3.

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do VEC làm chủ đầu tư thuộc trục cao tốc Bắc - Nam, tổng chiều dài 57,8km, đi qua ba địa phương là Long An (2,7km), TP.HCM (26,4km) và Đồng Nai (28,7km). Tổng mức đầu tư của dự án là 29.587 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay JICA, ADB, vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước và vốn do VEC thu xếp.

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 4.

Đoạn tuyến vừa thông xe có chiều dài hơn 18km, nằm trong tổng chiều dài hơn 21km của đoạn phía Tây dự án, từ nút giao TP.HCM - Trung Lương (Km0+600) đến nút giao Nguyễn Văn Tạo (Km21+850), đi qua huyện Bến Lức và Cần Giuộc (Long An), huyện Bình Chánh và Nhà Bè (TP.HCM).

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 5.

Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc loại A (TCVN 5729-1997), với 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 6.

Trước đó, vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, VEC đã đưa vào khai thác tạm thời hai đoạn tuyến, gồm đoạn từ nút giao TP.HCM - Trung Lương (Km0+600) đến Quốc lộ 1 (Km3+420) và đoạn từ nút giao Phước An (Km50+530) đến Quốc lộ 51 (Km57+581), góp phần giảm áp lực giao thông, tăng khả năng lưu thông và hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng liên quan.

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 7.

Việc thông xe kỹ thuật đoạn tuyến từ Km3+420 đến Km21+850 sẽ giúp đồng bộ hóa với đoạn tuyến đầu đã khai thác tạm, tạo thành trục giao thông liên tục dài hơn 21km phía Tây tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 8.

Việc thông xe đoạn đường này giúp giảm tải cho khu vực cửa ngõ TP.HCM, kết nối hiệu quả Long An, TP.HCM và đặc biệt là khu vực miền Tây với cụm cảng Hiệp Phước, tài xế không còn phải đi xuyên qua nội thành.

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 9.

Tính đến nay, gần 30km đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã được đưa vào khai thác. Đây là tiền đề quan trọng để VEC tiếp tục nỗ lực hoàn thiện toàn tuyến dài 57,8km vào năm 2026.

Thông xe kỹ thuật cao tốc kết nối các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ- Ảnh 10.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối huyện Bến Lức (Long An) với huyện Long Thành (Đồng Nai). Khi đưa vào khai thác, tuyến cao tốc sẽ giúp giao thông giữa các tỉnh Tây và Đông Nam Bộ thuận lợi hơn mà không cần đi qua trung tâm TP.HCM, rút ngắn thời gian di chuyển, giảm chi phí vận tải và thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch cho Đồng Nai, Long An và TP.HCM.